Một số kiến thức tổng quan về xe điện không nên bỏ lỡ
Bạn là tín đồ mê xe điện? Bạn thích di chuyển bằng xe điện? Liệu rằng bạn đã biết các kiến thức về xe điện chưa? Có kiến thức về các loại xe điện hay các bộ phận của chúng để mua và di chuyển được an toàn hiệu quả hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức xoay quanh dòng xe điện này nhé.
Kiến thức tổng quan về xe điện không nên bỏ lỡ
Kiến thức về xe điện mà bạn nên biết
Xe điện hiện nay có: xe đạp điện, xe máy điện và xe ô tô điện. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn phổ biến và được sử dụng nhiều là xe máy và xe đạp điện. Hai loại xe này đều có điểm chung là chạy bằng điện, chỉ khác nhau là xe máy điện không có bàn đạp và dây sên để đạp xe còn xe đạp điện thì có và xe máy điện được trang bị động cơ có công suất cao, chịu tải trên những quãng đường xa còn xe đạp điện thường chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển gọn nhẹ như đi chợ, đi cafe. Chúng ta cần phải có kiến thức tổng quan về từng bộ phận quan trọng của hai dòng xe này mà lựa mua và sửa chữa tốt nhất.
Kiến thức về xe điện với các bộ phận quan trọng của xe
1.Về động cơ của xe điện
Là bộ phận vô cùng quan trọng của chiếc xe điện giúp cho xe có thể vận hành nhanh chậm, mạnh yếu và khả năng tiêu thụ năng lượng có tiết kiệm hay không. Bỏ qua những thiết kế của xe nếu như động cơ không được khỏe thì hẳn chiếc xe đó cũng sẽ không được bền lâu. Bộ phận động cơ này thường được quyết định bởi những thương hiệu sừng sỏ trên thị trường, như động cơ hàng đầu của hãng Bosch đến từ nền công nghệ nổi tiếng của nước Đức. Bên cạnh đó, Trung Hoa đại lục hiện nay cũng có nhiều hãng đã bắt nhịp được công nghệ động cơ điện như Yadea, QS motor, Yuma motor. Động cơ của Yadea thể hiện được sự mạnh mẽ và tiết kiệm năng lượng, những động cơ khác như QS, Yuma thường có công suất cao, mạnh mẽ, thường được dùng cho các fan độ chế đam mê tốc độ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu xe đạp điện khác nhau và có công suất từ 250W đến 350W còn với xe máy điện thì sẽ trang bị công suất cao hơn là từ 800W cho đến 10000W.
Động cơ hub được tích hợp chung với vành xe rất thông dụng và phổ biến, tuy nhiên nhược điểm là thường gây khó khăn trong quá trình vá, thay thế vỏ bánh, các tiệm vá xe thường hay e ngại về các xe có lọai động cơ hub này.
Bên cạnh đó là động cơ mid, truyền động bằng dây cu roa, dây xích hoặc trục truyền động, động cơ mid thường dùng cho các mẫu xe cần khả năng di chuyển vận tốc cao, bù lại khá tiêu hao năng lượng và thường đi kèm với nguồn năng lượng là pin dung lượng cao có dòng xả lớn, nhưng động cơ mid lại giúp cho quá trình vá vỏ, thay thế vỏ xe khá dễ dàng.
2.Về bộ phận phanh xe
Hệ thống phanh nói chung đóng vai trò giúp cho chiếc xe giảm được tốc độ hoặc là dừng lại thật an toàn. Với xe điện có hai loại phanh là phanh đĩa và phanh cơ. Xe dùng phanh cơ sẽ nhẹ, dễ sử dụng mà an toàn. Phanh đĩa thường được hoạt động phức tạp hơn phanh cơ nhưng sẽ an toàn hơn nhiều so với phanh cơ. Tại các dòng xe máy điện thường thiết kế phanh đĩa nhiều hơn.
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa là gồm các má phanh kẹp chặt ở đĩa khi có lực tác động vào tay phanh, lực này đẩy hệ thống dầu thủy lực bên trong đường ống làm việc và ép má phanh chặt lên đĩa. Do đó khả năng phanh rất nhạy bén nên nếu không đi quen thì bạn sẽ thường mất lái nếu phanh gấp thậm chí là bị ngã nữa.
3. Phần pin và ắc quy của xe điện
Bộ phận này chính là nơi cung cấp điện năng cho toàn bộ hoạt động của xe điện. Ắc quy thường sẽ có hai loại là: Ắc quy 12v 12Ah được dùng nhiều cho xe đạp điện và ắc quy 12v 20Ah trở lên dùng cho xe máy điện. Còn về pin thì người ta dùng pin Lithium, pin LFP (Lithium Ferrous Phosphate), pin NMC (Lithium Nickel Mangan Coban Oxit )...
4. Phần IC hay ECU, hay nói nôn na là "khiển", "Điều tốc"
IC Là bộ phận trung tâm đầu não, nối kết tất cả các bộ phận điện của xe như động cơ, pin, đèn tín hiệu, bảng điều khiển, tay ga của xe điện. IC phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của xe với người lái, giúp cho xe hoạt động theo sự điều khiển của người lái. Ngòai ra, IC còn giúp cho xe đi với các vận tốc nhanh, chậm, lùi khác nhau theo ý muốn người sử dụng, thông qua 1 chương trình kết nối với máy tính.
5. Bộ phận giảm xóc, phuộc nhún xe điện
Như vậy bạn đã có 1 kiến thức tổng quan về xe điện rồi phải không. Nếu như bạn không biết nên lựa chọn loại xe nào cũng như cách sửa chữa xe điện thì hãy liên hệ ngay với Dzũ dzó 24/7 theo hotline 090 680 1399 nhé.